ttq.load('CPRVLNBC77UARGOJ5BHG'); ttq.page(); }(window, document, 'ttq');
Không biết tự bao giờ, cá kho làng Vũ Đại đã trở thành đặc sản, thành thương hiệu của vùng quê Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam. Cùng với chuối ngự tiến vua, đây là món quà gửi cho những người con xa xứ, là hương vị gợi nhớ quê hương…
Xem thêmTư vấn sản phẩm
Hotline:
Kinh doanh 1:
0984583485
Kinh doanh 2:
0979117246
Video sản phẩm
Bài viết mới nhất
Tìm kiếm nhiều
Facebook Fanpage
Không biết tự bao giờ, cá kho làng Vũ Đại đã trở thành đặc sản, thành thương hiệu của vùng quê Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam. Cùng với chuối ngự tiến vua, đây là món quà gửi cho những người con xa xứ, là hương vị gợi nhớ quê hương…
‘Nếu bước vào dịp Tết
Nhớ đợi anh cùng về
Để anh ngồi kho cá
Thơm bùi giống trắm đen’
Phải chăng, như ông cha từng nói ‘miếng ngon nhớ lâu’…?
Nếu ai có dịp đến xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam, nhất là vào dịp cuối năm sẽ thấy hương thơm rất đặc trưng tỏa ra từ khói bếp trong làng. Đó là mùi của hương chanh, hương giềng, mùi thơm của cá hòa quyện trong trong mùi tương cua và thịt ba chỉ kho cùng. Không cần hỏi, ai cũng đoán ra ngay đó là mùi của niêu cá kho đang lục bục trên bếp lửa….
Cá kho là một trong những món ăn truyền thống của người dân làng Vũ Đại mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Không phải ngẫu nhiên mà giữa ‘bánh chưng, dưa hành, thịt mỡ’ mà món ăn tưởng chừng như ‘tầm thường’ ấy lại trở thành không thể thiếu trên mâm cơm cúng ông bà tổ tiên của người dân nơi đây.
Chuyện kể rằng, đất Nhân Hậu xưa là một vùng mênh mông nước. Thủa bấy giờ, đói kém mất mùa liên miên, chỉ có cá là sẵn. Mắt thấy ngày Tết sắp đến gần, người dân Hòa Hậu bèn nghĩ cách chế biến món cá sao cho vừa thơm ngon, đậm đà, vừa để bày tỏ lòng thành kính gia tiên. Món cá kho làng Vũ Đại – có từ ngày đó…
Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, cái đói, cái nghèo không còn ‘làm khó’ người dân làng Vũ Đại nhưng truyền thống kho cá trắm đen vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán vẫn được bảo tồn và duy trì trong mỗi nếp nhà nơi đây.
Ban đầu, mỗi nhà chỉ kho một vài niêu để mâm cơm ngày Tết đỡ ngán ngấy, để gửi cho con cháu, anh em bạn bè ở nơi xa. Dần dà, niêu kho cá trắm đen Hà Nam có tiếng, trở thành món ăn yêu thích của nhiều người.
Lâu hơn, món ăn đồng chiêm ấy trở thành một trong những nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ và phát triển trở thành thương hiệu làng nghề.
Có lẽ không ở đâu có cách kho cá cầu kỳ, tỉ mỉ và công phu như cá kho làng Vũ Đại. Từ việc chọn nguyên liệu, tới việc sơ chế cho tới quá trình đun nấu đều đòi hỏi sự khéo léo, bền bỉ của người thợ.
Ông Trần Duy Thế - chủ cơ sở cá kho Hoàng Thơ cho biết, cá được dùng để làm món cá kho truyền thống, nhất thiết phải là cá trắm đen nặng ít nhất 3,5 kg. Cá sau khi sơ chế sạch sẽ, bỏ đầu và đuôi, sẽ được tẩm ướp gia vị gồm: giềng, gừng, chanh, tiêu, hành khô, tương cua, nước cốt chanh, muối, ớt,… sau đó mới được xếp vào niêu.
Niêu được dùng để kho cá phải là loại niêu được sản xuất từ Nghệ An, trong khi vung niêu được sản xuất từ Thanh Hóa. Lý giải điều này, nghệ nhân cơ sở cá kho Hoàng Thơ cho hay, chỉ có loại niêu được sản xuất từ 2 vùng này mới đảm bảo thời gian kho kéo dài cũng như giữ trọn vẹn hương vị món ăn.
Trong khi đó, củi dùng để kho cá cũng phải tuyển chọn kỹ lưỡng. Chỉ loại củi nhãn – loại củi cho lửa to, cháy bền mới được dùng để cung cấp nhiệt trong suốt quá trình chế biến.
Tinh tế, cầu kỳ trong từng công đoạn nhưng điều đáng quý nhất trong món cá kho ấy lại là công sức của những người thợ. Để mang tới cho người dùng món cá kho thơm bùi, đậm đà hương vị đồng quê, những nghệ nhân cơ sở kho cá Hoàng Thơ phải túc trực bên khói bếp 12-16h đồng hồ, để canh lửa, nêm nếm, gia giảm, thậm chí thức trắng đêm cho tới khi món ăn hoàn thành.
Có lẽ chính điều này đã tạo nên hương vị ‘ăn một lần nhớ mãi’ đối với nhiều thực khách. Ông Andre Monetti – một du khách Pháp khi đến thăm cơ sở cá kho Hoàng Thơ và thưởng thức cá kho tại đây, nhận xét: “Đây là một món ăn rất tuyệt vời mà tôi từng được thưởng thức. Tôi rất ngạc nhiên với truyền thống của người dân nơi đây. Nếu có dịp, tôi sẽ trở lại đây thêm một lần nữa”.
Chinh phục cả những thực khách khó tính nhất, mỗi năm, trung bình cơ sở cá kho của ông Trần Duy Thế cung cấp ra thị trường khoảng 2000 niêu cá kho với đủ trọng lượng theo yêu cầu của khách hàng.
Không chỉ khéo tay, hay làm mà những nghệ nhân làng nghề còn rất ‘chiều khách’. Tùy theo khẩu vị của từng người, người đầu bếp sẽ gia giảm vị chua, cay, mặn, ngọt cũng như tỷ lệ giữa thịt/sườn non và cá sao cho phù hợp. Điều đáng nói ở đây, là dù không dùng bất cứ chất bảo quản thực phẩm nào, niêu cá kho sau khi được hút chân không có thể để từ 7-8 ngày (tùy theo điều kiện thời tiết) mà vẫn giữ trọn vị thơm ngon, đậm đà.
Có lẽ cũng bởi vậy mà ‘tiếng lành đồn xa’, cá kho Hoàng Thơ được đặt hàng, vận chuyển tới hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Tùy theo khoảng cách địa lý, cơ sở sẽ vận chuyển bằng đường bộ, đường hàng không để đảm bảo hàng được giao nhận tới tận tay khách hàng.
Mỗi năm, cứ vào dịp Tết đến, Xuân về, từ những nẻo đường, những chuyến xe khách nườm nượp tìm về Hòa Hậu. Họ tới để thăm làng quê của Chí Phèo, Thị Nở, thăm nhà Bá Kiến và tìm mua cho mình một món ăn dân giã, thắm đượm tình người. Theo chân những thực khách phương xa, những niêu cá kho Hoàng Thơ là món ngon nhớ lâu, là món quà quê ý nghĩa cho những người con xa xứ…
“Cá kho Hoàng Thơ – giao chất lượng, nhận niềm tin!”