ttq.load('CPRVLNBC77UARGOJ5BHG'); ttq.page(); }(window, document, 'ttq');
Không biết tự bao giờ, cá kho làng Vũ Đại đã trở thành đặc sản, thành thương hiệu của vùng quê Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam. Cùng với chuối ngự tiến vua, đây là món quà gửi cho những người con xa xứ, là hương vị gợi nhớ quê hương…
Xem thêmTư vấn sản phẩm
Hotline:
Kinh doanh 1:
0984583485
Kinh doanh 2:
0979117246
Video sản phẩm
Bài viết mới nhất
Tìm kiếm nhiều
Facebook Fanpage
Bạn đang tìm hiểu cách chế biến món cá kho đặc sản Hà Nam? Bạn muốn xuống bếp và trổ tài thực hiện món cá kho trứ danh? Học ngay kỹ thuật kho cá làng Vũ Đại dưới đây sẽ giúp bạn kho cá ngon hết chỗ chê.
Cá kho làng Vũ Đại là món ăn thơm ngon nổi tiếng vùng đồng bằng Bắc Bộ, để chế biến món cá kho làng Vũ Đại không khó, cá kho Hoàng Thơ tiết lộ những kỹ thuật cơ bản, bao gồm:
Người làng Vũ Đại ai cũng biết kho cá truyền thống và bao giờ cũng chỉ chọn cá trắm đen nặng trên 3,5kg để kho. Nguyên nhân bởi đây là loại cá nhiều thịt, ít xương và rất giàu giá trị dinh dưỡng, thích hợp sử dụng cho cả người già và trẻ nhỏ.
Để chọn được những con cá to, khỏe, thường người làng kho cá bao giờ cũng cần phải đặt trước với người buôn hoặc các cơ sở nuôi cá 1 vài ngày hay cả tháng.
Đặc biệt, thay cho việc mua và chế biến cá sẵn, người Vũ Đại luôn tự tay chế biến và làm sạch cá theo đúng kỹ thuật cổ truyền. Đó là chỉ rửa cá sau khi đã đánh vẩy, sau khi mổ và cắt khúc, tuyệt đối không để cá chạm nước.
Kỹ thuật làm cá kho này để đảm bảo cá không bị trướn, bị tanh hay có mùi khó chịu sau khi chế biến. Nhiều khách hàng của Hoàng Thơ đã áp dụng kỹ thuật này và ghi nhận hiệu quả mà nó đem lại.
Cá kho làng Vũ Đại luôn được kho bằng niêu đất sản xuất từ Nghệ An và vung niêu là loại vung dạng vòm có nguồn gốc từ Thanh Hóa. Đây là loại niêu đáp ứng tốt thời gian kho cá kéo dài cũng như đảm bảo giữ hương vị của món ăn, nếu không có niêu đất có thể dùng nồi gang dày để kho cho đỡ cháy.
Trong kỹ thuật kho cá làng Vũ Đại, người làng nghề còn thường xuyên thực hiện ‘tôi niêu’ với một chút gạo và nước, đặt đun sôi trên bếp. Đây là kỹ thuật đơn giản nhưng rất bổ ích.
Nước cơm khi đun sôi có tác dụng như một lớp hồ/keo trải đều trong bề mặt niêu, giúp tăng độ bền chắc trong quá trình kho cá. Nhờ đó, niêu cá sau khi hoàn thành, được vận chuyển tới nhiều nơi khác nhau nhưng vẫn đảm bảo sự nguyên vẹn, giữ gìn hương vị món cá kho luôn tươi mới.
Ướp cá kho là kỹ thuật cơ bản và quan trọng nhất trong toàn bộ quy trình chế biến cá kho làng Vũ Đại. Cá trắm đen sau khi cắt khúc, để ráo được ướp từ 15-20’ cùng với giềng, gừng giã nhỏ, hành khô, tiêu, ớt, nước tương cua đồng và một số loại gia vị khác trước khi xếp vào niêu.
Những gia vị này là hoàn toàn tự nhiên giúp món ăn thơm ngon, hấp dẫn, đặc biệt có thể bảo quản từ 7-10 ngày sau khi chế biến.
Cá sau khi được xếp vào niêu được bổ sung thêm nước dùng (gồm tương cua, nước xương ninh và nước hàng) rồi được đặt lên bếp. Công đoạn tiếp theo là bí quyết và là kỹ thuật riêng của từng nghệ nhân làng nghề khi kho cá.
Thời gian kho cá từ 12-16h đồng hồ. Đây là khoảng thời gian mà bằng kinh nghiệm cá nhân, người đầu bếp gia giảm khẩu vị và điều chỉnh lửa cho phù hợp cho tới khi niêu cá được kho cạn nước.
Miếng cá khi gắp ra vẫn còn nguyên miếng, có màu đen nâu, hương thơm đặc trưng, khi ăn có vị bùi xương, chắc thịt.Đặc biệt khi ăn cùng cơm trắng thì ‘ngon hết chỗ chê’.
Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên đây, các bạn đã có thể nắm bắt và học ngay những kỹ thuật kho cá làng Vũ Đại, tự tay chế biến món ăn này cho cả gia đình cùng thưởng thức. Trải qua quá trình vận dụng thường xuyên, mỗi người sẽ đúc rút kinh nghiệm và rút ra những kỹ thuật kho cả của riêng mình. Chúc các bạn thành công!
Hãy chia sẻ để mọi người thân trong gia đình cùng biết và thực hiện nhé.
Mọi thắc mắc, yêu cầu hỗ trợ, vui lòng gửi về cá kho Hoàng Thơ Email: [email protected]
“Cá kho Hoàng Thơ –trao chất lượng, nhận niềm tin”!
Tin liên quan